Cuộc gọi video hay ứng dụng định vị ra đời cho phép các đôi yêu đương luôn biết được nửa kia của mình đang ở đâu và làm gì.
Trên thực tế, nhiều người cảm thấy an toàn hơn khi chia sẻ vị trí của mình cho người yêu. Họ cho rằng đây là cách giúp việc liên lạc trở nên dễ dàng hơn, đồng thời đề phòng một số sự cố bất trắc.
Tuy nhiên, một số khác phản đối điều này, nhấn mạnh vào cảm giác bị kiểm soát và xâm phạm quyền riêng tư.
Rõ ràng, việc chia sẻ định vị là đúng hay sai tùy thuộc vào quan điểm từng người.
USA Today đưa ra nhận định về những tình huống mà chúng ta nên và không nên chia sẻ định vị của mình với nửa kia.
Theo Lisa Bobby, tiến sĩ, nhà tâm lý học và Giám đốc lâm sàng của Trung tâm Tư vấn - Huấn luyện phát triển con người tại Denver, Colorado (Mỹ), trong một mối quan hệ lành mạnh, việc chia sẻ vị trí không hề là điều khó khăn.
Đối với một số người, họ đơn giản là chỉ muốn quan tâm và thể hiện tình cảm.
"Tất nhiên, bạn vẫn là người quyết định khi người kia yêu cầu việc gửi định vị. Bạn có thể xem xét việc này có phù hợp với tình trạng mối quan hệ và nhu cầu của cả hai hay không. Nếu cảm thấy thoải mái, bạn có thể gửi để đối phương yên lòng", Bobby nói.
Ngoài ra, nếu tình cảm của hai bạn từng gặp vấn đề, ví dụ như một trong hai người từng phản bội, việc gửi định vị sẽ là giải pháp để củng cố lại niềm tin.
![]() |
Chia sẻ định vị hay không là quan điểm riêng của từng người. Ảnh minh họa: Samson Katt/Pexels. |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tiến sĩ Jenni Skyler, Viện Intimacy (Boulder, Colorado, Mỹ), nhấn mạnh rằng bạn cần phân biệt rõ giữa "đòi hỏi" và "yêu cầu".
Khi đối phương ra mệnh lệnh, buộc bạn phải gửi vị trí của mình, đó chính là lúc mối quan hệ trở nên độc hại.
Bên cạnh đó, nhà tâm lý học Michelle Drouin cho biết thêm bạn còn cần cảnh giác cao hơn khi nửa kia tìm cách đọc trộm tin nhắn hoặc truy cập tài khoản ngân hàng của bạn.
"Nếu sợ hãi chia sẻ vị trí của mình với người yêu, thậm chí còn không dám từ chối điều đó, bạn nên nghĩ đến việc chấm dứt mối quan hệ", ông nói.
Một cuộc khảo sát vào năm 2017 trên 46 nạn nhân của bạo lực gia đình tại Mỹ cho thấy 55% bị nửa kia sử dụng công nghệ định vị để kiểm tra vị trí.
Tiến sĩ Skyler nhận định việc có hay không chia sẻ định vị, hoặc chia sẻ ra sao, vốn dĩ tùy thuộc vào từng mối quan hệ, giữa hai người không nên có những quy tắc cứng nhắc, bảo thủ.
"Yêu cầu ai đó chia sẻ vị trí của họ với bạn không phải là một điều xấu và người kia cũng không phải do dự khi làm như vậy. Nhưng trước đó, các bạn cần ngồi xuống chia sẻ với nhau quan điểm về vấn đề này để tránh những bất đồng không đáng có", ông nói thêm.
Theo Zing
" alt=""/>Khi nửa kia luôn yêu cầu gửi định vịKhi giới thiệu các đoàn vận động viên tham dự sự kiện, đài MBC đã lồng ghép những hình ảnh mang tính đại diện cho mỗi quốc gia được nêu tên. Ví dụ, khi đến đoàn vận động viên Na Uy, MBC đã chiếu chùm ảnh bản đồ, quần đảo Lofoten, môn trượt tuyết băng đồng và cá hồi Bắc Cực.
![]() |
Hình ảnh Chernobyl được sử dụng làm minh họa cho phần giới thiệu về đoàn vận động viên Ukraine. Ảnh: MBC. |
Tranh cãi bắt đầu khi MBC sử dụng hình ảnh nhà máy điện hạt nhân Chernobyl để đại diện cho Ukraine, đồng bitcoin khi nhắc đến El Salvador và các cuộc biểu tình ở Haiti. Không chỉ đưa lên sóng truyền hình những bức ảnh gây tranh cãi, phần tường thuật của người dẫn chương trình cũng khiến khán giả băn khoăn khi đề cập nhiều nội dung lạc đề như biến động chính trị, GDP hay tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19.
Lấy ví dụ, phần giới thiệu về Quần đảo Marshall của đài MBC có đoạn “bao gồm hơn 1.200 đảo lớn nhỏ, vùng đất từng là bãi thử vũ khí hạt nhân của Mỹ” hay “tỷ lệ tiêm vaccine phòng Covid-19 của quốc gia này là 28,9%”.
Nhận thấy chương trình thu hút nhiều bình luận tiêu cực giữa lúc lên sóng trực tiếp, sau buổi tường thuật, đại diện MBC lập tức gửi lời xin lỗi tới khán giả và những quốc gia đã bị xúc phạm.
Bài diễn văn xin lỗi của MBC có đoạn: “Trong chương trình tường thuật lễ khai mạc Olympic hôm nay, chúng tôi đã sử dụng nhiều hình ảnh không phù hợp để giới thiệu các vận động viên đến từ nhiều quốc gia như Ukraine và Haiti. Chúng tôi cũng dùng nhiều câu từ chưa phù hợp để mô tả một số quốc gia khác. Thay mặt đài, xin được gửi lời xin lỗi tới khán giả, người dân Ukraine và các quốc gia khác”.
Dù đã lập tức đưa ra lời xin lỗi, đài MBC vẫn tiếp tục hứng chịu chỉ trích từ cả trong và ngoài Hàn Quốc. Dư luận nước này đã tạo một thỉnh nguyện thư trực tuyến trên trang web Nhà Xanh, kêu gọi cơ quan chức năng có biện pháp xử phạt ê-kíp sản xuất của đài MBC vì đã cho lên sóng nội dung phản cảm.
(Theo Zing)
Lâm Diệu Khả ở tuổi 22 được nhận xét khó bật lên thành "sao" do ngoại hình tăng cân cùng tai tiếng từ vụ hát nhép trong Olympic Bắc Kinh nhiều năm trước.
" alt=""/>Kênh truyền hình Hàn Quốc bị chỉ trích khi lên sóng nội dung phản cảmDựa trên dữ liệu từ công ty phân tích thị trường MarkLines, thị phần xe điện của các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc trong năm 2022 chiếm 40%, các nhà sản xuất ô tô Mỹ chiếm 30% và 20% thuộc về các nhà sản xuất ô tô châu Âu.
Doanh số bán xe ô tô điện toàn cầu đạt tổng cộng 6,8 triệu xe trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 11/2022, tăng 50% so với cả năm 2021.
Những hãng sản xuất ô tô Trung Quốc như BYD đã bán được khoảng 2,9 triệu xe trong năm nay. Không những thế, BYD còn đang đẩy mạnh hoạt động ở châu Á ngoài "sân nhà" Trung Quốc vốn đang là thị trường xe điện lớn nhất thế giới.
Các nhà sản xuất xe điện của Mỹ, dẫn đầu là Tesla bán được khoảng 2,1 triệu chiếc. Các hãng xe của châu Âu, chẳng hạn như Volkswagen và Renault cũng đã bán được khoảng 1,2 triệu xe điện.
Trong khi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản như Toyota, Honda và Nissan chỉ bán được khoảng 200.000 xe điện trong năm nay, tương đương 2 - 3% thị phần và có khả năng sẽ kết thúc năm 2022 dưới con số 5%.
Đây là tình cảnh rất khác so với giai đoạn năm 2010, khi doanh số bán xe điện toàn cầu chỉ đạt con số hàng nghìn hoặc hàng chục nghìn xe mỗi năm. Ở thời điểm đó, Nhật Bản chiếm lĩnh khoảng 70 - 90% thị trường xe điện.
Cụ thể, Mitsubishi Motors đã cho ra mắt mẫu i-MiEV được quảng cáo là dòng xe EV sản xuất hàng loạt đầu tiên trên thế giới vào năm 2009. Nissan theo sau vào năm 2010 với mẫu Leaf.
Vậy lý do nào khiến Trung Quốc và Mỹ đã vươn lên mạnh mẽ để chiếm giữ thị phần xe điện?
Lý do đầu tiên là họ cảm cảm nhận được giá trị của xe điện, loại phương tiện có động cơ không phát thải ra khí CO2, có tiềm năng tăng trưởng khi các nỗ lực giảm CO2 toàn cầu được đẩy mạnh.
Bên cạnh đó, các bộ phận của xe điện ít phức tạp hơn so với xe chạy xăng thông thường, điều này giúp những người mới như Tesla và BYD dễ dàng tham gia thị trường hơn.
Lý do thứ hai là sự thay đổi ở thị trường xe hybrid khi vào năm 2015, việc cải thiện đáng kể hiệu suất nhiên liệu của động cơ diesel đã được coi như là một phương tiện khả thi để giảm lượng khí thải CO2.
Nhưng vụ bê bối động cơ diesel của Volkswagen vào năm đó đã thúc đẩy các nhà sản xuất ô tô hướng tới mục tiêu phát triển xe điện một cách nhanh chóng hơn.
Các nhà sản xuất ô tô không phải của Nhật Bản cũng tránh cạnh tranh ở thị trường xe hybrid, nơi những hãng như Toyota, Honda đã đi trước rất lâu và dẫn đầu trong thời gian.
Hơn nữa, các chính phủ châu Âu ủng hộ việc thúc đẩy xe điện bằng cách đưa ra hàng loạt quy tắc để loại bỏ hoàn toàn ô tô sử dụng động cơ đốt trong, bao gồm cả xe hybrid vào những năm 2030.
Trong khi đó, chính phủ Nhật Bản vẫn đang thiết lập các ưu đãi thuế cho các phương tiện phát thải CO2 thấp không chỉ với xe điện và xe chạy bằng pin nhiên liệu mà còn cả xe hybrid.
Về phía các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản, họ coi xe hybrid là một chiến lược hiệu quả hơn xe điện để bán xe có hàm lượng carbon thấp, một phần do chi phí pin xe điện còn ở mức cao.
Cùng với đó, tiến độ sử dụng năng lượng tái tạo của Nhật Bản cũng chậm hơn so với châu Âu, vì vậy ý tưởng sạc pin EV bằng nguồn điện lấy từ các nhà máy nhiệt điện sử dụng bằng than của Nhật Bản được coi là khó có thể giảm được phát thải ròng xuống thấp.
Thế nên, nếu tập trung vào xe hybrid mà chỉ quan tâm đến doanh số bán hàng trong nước, các nhà sản xuất ô tô của Nhật Bản có nguy cơ bỏ lỡ các xu hướng toàn cầu.
Các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản hiện đang chuyển hướng sang xe điện tương đối muộn màng, chẳng hạn như Honda đang lên kế hoạch loại bỏ hoàn toàn xe sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2040.
Hiện tại, thị phần xe điện đã tăng từ 6% lên 10% trong tổng doanh số bán xe ô tô mới toàn cầu trong năm 2022. Như vậy, con số này đã tăng lên gấp 10 lần so với mức dưới 1% vào khoảng năm 2010, thời điểm mà các hãng xe Nhật Bản thống trị thị trường xe năng lượng mới.
Ngô Minh(Theo Nikkei Asia)